Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đang trở thành một giải pháp hiệu quả trong giáo dục mầm non, đối với các nhóm/lớp, đặc biệt là ở lớp ghép nhiều độ tuổi. Hoạt động này giúp giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả học tập của trẻ.
TĂNG CƯỜNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI ĐƠN VỊ TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG LÂM
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đang trở thành một giải pháp hiệu quả trong giáo dục mầm non, đối với các nhóm/lớp, đặc biệt là ở lớp ghép nhiều độ tuổi. Hoạt động này giúp giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả học tập của trẻ.
Để tìm ra phương pháp dạy học tích cực, thu hút trẻ, nâng cao chất lượng đối với hoạt động học Toán, và đặc biệt là tìm ra phương pháp dạy học phù hợp đối với lớp mẫu giáo ghép nhiều độ tuổi với hoạt động học Làm quen chữ cái, cũng như bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Trường mầm non Quảng Lâm đã thống nhất nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học với hai hoạt động học: Toán “Tách, gộp 1 nhóm có 9 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau” đối với lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi, do Đ/c Lùng Thị Dợn nghiên cứu thực hiện, và hoạt động học làm quen chữ cái “Tập tô, đồ chữ cái p, q” đối với lớp ghép 3 + 4 + 5 tuổi do Đ/c Lò Thị Lập nghiên cứu thực hiện.
Sau thời gian nghiên cứu, ngày 31/3/2025 nhà trường đã tổ chức quan sát, dự giờ tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi, và lớp ghép 3 + 4 + 5 tuổi với 2 hoạt động học trên.
Về dự và chỉ đạo buổi sinh hoạt chuyên môn có Đ/c Lò Thị Hạnh - Hiệu trưởng nhà trường; Đ/c Cà Thị Nọi – HP CM; Đ/c Lò Thu Kim - HPCM và toàn thể các đồng chí giáo viên trong trường mầm non Quảng Lâm.
Sau bước quan sát, dự giờ, đ/c Lùng Thị Dợn và Đ/c C Lò Thị Lập đã chia sẻ ys tưởng, mục tiêu và cảm nhận của bản thân sau bài dạy.
Các giáo viên tham gia dự giờ đã chú ý lắng nghe và tích cực tham gia cùng chia sẻ, thảo luận những điều đã quan sát được trong quá trình dự giờ.
Cuối buổi, Đ/c – Cà Thị Nọi – HPCM nhà trường đã tổng kết các vấn đề nổi bật qua thảo luận và đưa ra và đưa ra những điều chỉnh nội dung phù hợp đối với trẻ từng độ tuổi tại lớp mình phụ trách.
Qua hoạt động SHCM theo hướng nghiên cứu bài học đã mang lại hiệu quả rất lớn đối với giáo viên mầm non:
Giúp giáo viên tiếp cận sâu hơn với phương pháp dạy học tích cực.
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích và điều chỉnh cách tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với từng nhóm trẻ.
Tạo cơ hội trao đổi, học hỏi và thống nhất về phương pháp giảng dạy giữa các giáo viên.
Đảm bảo sự tiến bộ của từng trẻ trong nhóm/lớp mẫu giáo và lớp ghép nhiều độ tuổi khác nhau.
Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về cách tổ chức hoạt động đối với các nhóm/lớp, đặc biệt là lớp ghép, từ đó nâng cao chất lượng dạy học, tạo sự tiến bộ rõ rệt ở trẻ, xây dựng môi trường học tập tích cực, linh hoạt. Qua hoạt động còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm giữa giáo viên.
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa cho hoạt động: